NỔI BẬT TRONG SỐ NÀY:
- Điểm mới về quy tắc viết hoa bắt buộc trong văn bản hành chính.
- Từ 01/07/2020, Viên chức sẽ bị cắt hợp đòng trong 6 trường hợp.
ĐẦU TƯ
- Thông tư 10/2020/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 03/2014/TT-BCT quy định về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
(Ngày hiệu lực: 31/07/2020)
- Quyết định 850/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 17/06/2020)
GIAO THÔNG – XÂY DỰNG
- Quyết định 19/2020/QĐ-TTg về thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 01/08/2020)
- Quyết định 1188/QĐ-BGTVT năm 2020 về kế hoạch thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với Đề mục Đường sắt (Đề mục số 01 thuộc Chủ đề 14) do Bộ Giao thông vận tải ban hành
(Ngày hiệu lực: 19/06/2020)
- Quyết định 870/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 19/06/2020)
HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁP
06 điểm mới về quy tắc viết hoa bắt buộc trong văn bản hành chính
Dưới đây là những điểm mới về quy tắc viết hoa bắt buộc trong văn bản hành chính quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP so với Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ:
1. Trường hợp viết hoa vì phép đặt câu
– Hiện nay theo Nghị định 30: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
Ví dụ: . Thư viện
? Pháp luật
– Trước đây theo Thông tư 01/2011/TT-BNV thì phải viết hoa cả trong trường hợp sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng).
2. Trường hợp đặc biệt khi viết hoa tên địa lý
– Hiện nay: Có 02 trường hợp đặc biệt khi viết hoa tên địa lý đó là: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Trước đây theo Thông tư 01/2011: Chỉ có Thủ đô Hà Nội là thuộc trường hợp đặc biệt.
3. Bổ sung quy định viết hoa danh từ thuộc trường hợp đặc biệt
Bổ sung 02 danh từ: Nhân dân, Nhà nước.
4. Trường hợp viết hoa khi viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản
– Hiện nay: Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.
– Trước đây theo Thông tư 01/2011: Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm. Có nghĩa hiện tại viện dẫn “điểm, khoản” thì không viết hoa chữ cái đầu nữa.
Ví du trước đây sẽ là: Điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.
5. Bỏ quy định về việc phải viết hoa “ngày tiết” trong năm
Trước đây tại Thông tư 01/2011 quy định: Tên các ngày tiết thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.
Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn…
6. Bỏ quy tắc bắt buộc viết hoa trong Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo.
Các văn bản khác:
- Quyết định 1322/QĐ-BTNMT về Kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2020 thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ngày hiệu lực: 16/06/2020)
- Quyết định 1003/QĐ-BTTTT về phê duyệt bổ sung dự án “Xây dựng Chính phủ điện tử (giai đoạn 1)” thuộc Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông
(Ngày hiệu lực: 16/06/2020)
- Thông báo 206/TB-VPCP năm 2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 15/06/2020)
- Quyết định 850/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 17/06/2020)
- Quyết định 872/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật Nhà nước mức độ mật của Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 01/07/2020)
- Công văn 7330/BTC-CST năm 2020 đính chính Thông tư 291/2016/TT-BTC và 25/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
(Ngày hiệu lực: 18/06/2020)
- Công văn 6828/SXD-KTXD về áp dụng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; đơn giá nhân công xây dựng Quý I và II năm 2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(Ngày hiệu lực: 19/06/2020)
- Nghị định 69/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2016/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân
(Ngày hiệu lực: 01/07/2020)
- Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 25/06/2020)
- Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2020 tăng cường kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
(Ngày hiệu lực: 26/06/2020)
- Quyết định 1399/QĐ-BTNMT năm 2020 về phê duyệt Đề án kiện toàn Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
(Ngày hiệu lực: 26/06/2020)
- Công văn 2307/BGDĐT-GDCTHSSV về tổ chức hoạt động đợt cao điểm phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, hưởng ứng Tháng hàng động phòng, chống ma túy năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
(Ngày hiệu lực: 29/06/2020)
TÀI CHÍNH
- Công văn 6828/SXD-KTXD về áp dụng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; đơn giá nhân công xây dựng Quý I và II năm 2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(Ngày hiệu lực: 18/06/2020)
- Thông tư 61/2020/TT-BTC quy định về mức thu, nộp phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy; phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy và lệ phí cấp Căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
(Ngày hiệu lực: 22/06/2020)
- Quyết định 908/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 29/06/2020)
- Công điện 05/CĐ-TCT năm 2020 về thực hiện áp dụng mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 84/NQ-TTg do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
(Ngày hiệu lực: 28/06/2020)
- Nghị định 70/2020/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020
(Ngày hiệu lực: 28/06/2020)
- Quyết định 01/2020/QĐ-KTNN về Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán do Kiểm toán nhà nước ban hành
(Ngày hiệu lực: 10/08/2020)
- Công văn 4686/BCT-TTTN năm 2020 về điều hành kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành
(Ngày hiệu lực: 27/06/2020)
DOANH NGHIỆP
- Công văn 4140/TCHQ-TXNK năm 2020 về nộp dần tiền nợ do Tổng cục Hải quan ban hành
(Ngày hiệu lực: 19/06/2020)
- Công văn 15288/SLĐTBXH-LĐ năm 2020 hướng dẫn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
(Ngày hiệu lực: 22/06/2020)
- Công văn 5225/VPCP-ĐMDN năm 2020 về đẩy mạnh triền khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Văn phòng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 29/06/2020)
XUẤT NHẬP KHẨU
- Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
(Ngày hiệu lực: 10/06/2020)
- Quyết định 1575/QĐ-BCT năm 2020 về đính chính Thông tư 05/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
(Ngày hiệu lực: 16/06/2020)
- Công văn 4148/TCHQ-TXNK năm 2020 về thuế nhập khẩu hàng hóa dự án Nhà máy thủy điện sông Lô 8A do Tổng cục Hải quan ban hành
(Ngày hiệu lực: 19/06/2020)
- Công văn 4140/TCHQ-TXNK năm 2020 về nộp dần tiền nợ do Tổng cục Hải quan ban hành
(Ngày hiệu lực: 19/06/2020)
- Công văn 4141/TCHQ-TXNK năm 2020 về miễn thuế đối với một số vật phẩm văn hóa từ Việt Nam sang Canada để trang trí Nhà Việt Nam và tòa nhà Đại sứ quán do Tổng cục Hải quan ban hành
(Ngày hiệu lực: 19/06/2020)
LAO ĐỘNG
Từ 01/7/2020, viên chức sẽ bị cắt hợp đồng làm việc trong 6 trường hợp sau:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Đáng chú ý, Luật này đã bổ sung thêm 01 trường hợp viên chức sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 đã bổ sung thêm điểm e vào sau điểm đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010 như sau:
Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
Kể từ ngày 01/7/2020, viên chức có thể bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong 6 trường hợp sau:
– Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
– Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật Viên chức 2010, cụ thể:
+) Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ bị kỷ luật buộc thôi việc;
+) Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.;
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
– Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
– Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục;
– Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
– Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
Các văn bản khác:
- Thông tư 12/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương và quy trình kiểm định kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BCT về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương
(Ngày hiệu lực: 02/08/2020)
- Quyết định 897/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
(Ngày hiệu lực: 26/06/2020)
THỜI SỰ PHÁP LUẬT
Luật PPP: Nhiều điểm mới mang tính đột phá
(BĐT) – Với việc Quốc hội vừa thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), lần đầu tiên Việt Nam có luật về phương thức đầu tư này:
– Bài học kinh nghiệm đúc rút sau nhiều năm thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng, với cả thành công và thất bại, giúp Luật tháo gỡ trực diện những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn, kế thừa những quy định tốt đang triển khai, đồng thời kiến tạo những cơ chế, chính sách mới cho thu hút vốn tư nhân.
– Theo ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Luật PPP được kỳ vọng sẽ tạo môi trường đầu tư tốt hơn cho các nhà đầu tư quan tâm tới các dự án hạ tầng lớn cũng như tạo nhiều cơ hội cho họ.
– Luật PPP có nhiều điểm mới, từ lĩnh vực, quy mô đầu tư, phân loại dự án, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, vốn nhà nước tham gia… Trong đó có những quy định mang tính đột phá mà trong quá trình xây dựng Luật, cơ quan soạn thảo đã phải tham vấn rất kỹ càng, nhiều chiều, nghiên cứu từ kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn trong nước. Các quy định có thể hài hòa lợi ích, vừa mở ra cơ chế hấp dẫn thu hút nguồn vốn tư nhân, vừa bảo đảm giám sát chặt chẽ nguồn lực Nhà nước tham gia, hiệu quả của dự án PPP.
Có thể kể đến hai điểm đột phá là quy định về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu.
Quy định về kiểm toán phù hợp tính chất dự án PPP
– Luật PPP quy định, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tham gia vào dự án PPP theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước; kiểm toán khi thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định tại Luật và kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP khi được chuyển giao cho Nhà nước.
– Phần vốn đầu tư của tư nhân cũng được thực hiện kiểm toán với hình thức kiểm toán độc lập. Luật PPP quy định, cơ quan ký kết hợp đồng trong đó có thỏa thuận với doanh nghiệp dự án PPP về việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập, có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán vốn đầu tư xây dựng công trình, hệ thống kết cấu hạ tầng.
– Theo Bộ KH&ĐT, về bản chất, dự án PPP không hoàn toàn là dự án đầu tư công hay đầu tư tư nhân mà là dự án nhằm mục tiêu công nhưng có sự kết hợp công – tư trong đầu tư vốn, quản trị dự án, trải qua quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của Luật PPP và pháp luật có liên quan. Với quy định tại Luật PPP, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước sẽ vừa bảo đảm việc giám sát chặt chẽ, vừa bảo đảm đúng bản chất, yêu cầu của dự án PPP. Đồng thời, việc quy định rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập tại Luật phù hợp với tính chất đặc thù của dự án PPP có sự tham gia vốn đầu tư từ cả phía Nhà nước và khu vực tư nhân.
Bên cạnh hoạt động kiểm toán, Chương VIII của Luật quy định về hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, giám sát của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư theo phương thức PPP. Đây là những công cụ của Nhà nước nhằm kiểm soát, bảo đảm hiệu quả của dự án PPP.
Chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích
– Luật PPP đã quy định về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu – nội dung mới, khó nhưng rất quan trọng và cần thiết, được đánh giá cao, nhận được nhiều sự đồng thuận. Cơ quan soạn thảo Luật khẳng định, đây không phải là cơ chế “bảo lãnh”, mà là “chia sẻ” rủi ro một cách phù hợp với nhà đầu tư khi có những thay đổi từ phía Nhà nước, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, còn rủi ro thị trường thì nhà đầu tư phải chịu.
– Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Việc chia sẻ phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP và được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng doanh thu.
– Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế. Việc chia sẻ phần giảm doanh thu chỉ được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau đây: Dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO; quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu; đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu là 75%; đã được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu. Chi phí xử lý cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu được bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước.
– Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được áp dụng cho tất cả các dự án PPP đủ điều kiện và trên cơ sở kiểm soát doanh thu hàng năm.
– Theo số liệu của Tổng cục Đường bộ, năm 2018, trong số 52 dự án BOT giao thông đã đưa vào vận hành khai thác có đủ điều kiện đánh giá về doanh thu thực tế so với hợp đồng, có 27 dự án có doanh thu thực tế tăng so với phương án tài chính ban đầu (trung bình tăng khoảng 18%), 26 dự án có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính ban đầu (trung bình giảm khoảng 26%). Một số ý kiến đánh giá, việc xác định ngưỡng 75% và 125% để chia sẻ rủi ro tại Luật PPP là tương đối phù hợp với giai đoạn phát triển hiện tại của phương thức đầu tư này tại Việt Nam, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án PPP.