Thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ

21/05/2025

Quốc hội vừa chính thức ban hành Nghị quyết số 198/2025/QH15 vào ngày 17/05/2025 về một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đây được coi là bước đột phá về thể chế, kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực chủ đạo cho nền kinh tế trong thời gian tới. (Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 17/05/2025) kinh te tu nhan5 15 17 50abc 174647219773095038319220250516161725

Trọng tâm của Nghị quyết là tháo gỡ các rào cản pháp lý và tăng cường khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào thiết yếu, gồm: đất đai, tài chính, công nghệ và thị trường – những điều kiện nền tảng giúp doanh nghiệp tư nhân mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Dưới đây là những cơ chế, chính sách nổi bật trong Nghị quyết:

  1. Cải cách thủ tục, thanh tra
  • Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không quá 1 lần/năm, hạn chế tình trạng chồng chéo, gây áp lực cho hoạt động sản xuất – kinh doanh.
  • Chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng tính tự chủ, giảm thủ tục hành chính.
  • Nghiêm cấm mọi hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận nguồn lực như đất đai, tín dụng và tài sản công.
  1. Xử lý vi phạm trong sản xuất – kinh doanh
  • Ưu tiên biện pháp dân sự, hành chính và kinh tế, không hình sự hóa các hành vi vi phạm trong kinh doanh.
  • Không áp dụng hồi tố các quy định pháp luật theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp.
  • Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội, và xử lý tài sản đúng quy định, minh bạch.
  1. Hỗ trợ tiếp cận đất đai và khai thác tài sản công
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp, công nghệ cao được ưu tiên tiếp cận đất đai, với mức giảm tiền thuê tối thiểu 30% trong 5 năm đầu.
  • Cho phép sử dụng ngân sách địa phương đầu tư hạ tầng tại các khu công nghiệp.
  • Doanh nghiệp được thuê lại nhà ở công vụ, đất công chưa sử dụng để phục vụ sản xuất – kinh doanh.
  1. Hỗ trợ tài chính, tín dụng và thuế
  • Hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay cho dự án xanh, kinh tế tuần hoàn và dự án đáp ứng tiêu chuẩn ESG.
  • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp khởi nghiệp và thu nhập từ hoạt động đổi mới sáng tạo.
  • Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ ngày 01/01/2026, giúp giảm chi phí cố định cho doanh nghiệp.
  1. Ưu tiên trong mua sắm công
  • Các gói thầu có giá trị dưới 20 tỷ đồng được ưu tiên dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
  • Đặc biệt ưu tiên các DNNVV do phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số làm chủ hoặc hoạt động tại vùng sâu, vùng xa.
  1. Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
  • Doanh nghiệp được phép trích tối đa 20% thu nhập tính thuế để lập quỹ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Chi phí R&D được khấu trừ 200% khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Cung cấp miễn phí nền tảng số và phần mềm kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.
  1. Phát triển doanh nghiệp quy mô lớn
  • Thực hiện chương trình trọng điểm phát triển 000 doanh nghiệp tiên phong trong các lĩnh vực: (i) công nghệ cao, (ii) chuyển đổi xanh, và (iii) đổi mới sáng tạo.
  • Triển khai chương trình “Go Global” hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân mở rộng ra thị trường quốc tế, nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.